Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
117363

Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã Phúc Thịnh năm 2018

Ngày 14/09/2018 00:00:00

Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã Phúc Thịnh năm 2018

       Thực hiện kế hoạch 30 /KH-UBND  ngày 12 tháng 3 năm 2018 của UBND huyện Ngọc Lặc về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn huyện năm 2018

       Ủy ban nhân dân xã Phúc Thịnh báo cáo việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã như sau:

         I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT.

        Ủy ban nhân dân xã Phúc Thịnh đã ban hành kế hoạch số: 16/KH-UBND ngày 12/4/2013 của Ủy ban nhân dân xã Phúc Thịnh về triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính.

         II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

         Hiện nay Ủy ban nhân dân xã chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án...nào để trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính.

        III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN, HƯỚNG DẪN VỀ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

         - Ủy banh nhân dân xã đã lồng ghép vào hội nghị tập huấn về ký năng, cách thức và các bước hòa giải cho các tổ hòa giải ở cơ sở và hội nghị tập huấn về kỹ năng soạn thảo văn bản để tuyên truyền, triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính, triển khai kế hoạch của Ủy ban nhân dân về thực hiện  Luật xử lý vi phạm hành chính đến cán bộ, công chức, thủ trưởng các cơ quan trường, trạm và cán bộ chủ chốt các đơn vị làng trên địa bàn xã. Số lượng là 01 hội nghị.

         - Tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh của xã đến với toàn thể các đơn vị làng trên địa bàn xã.

         IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

         - Ủy ban nhân dân xã không có ban hành kế hoạch kiểm tra và chưa có cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành nào tại địa phương.

         - Không ban hành kế hoạch thanh tra và cuộc thanh tra nào.

         V. XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

        - Hiện nay cơ bản về tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đã ổn định, công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã được kiện toàn, phân công rõ nhiệm vụ, công việc trên từng lĩnh vực để quản lý theo quy định.

        - Các điều kiện khác bảo đảm thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính tại địa phương. Cơ bản nhìn chung về các điều kiện cơ sở, vật chất, kỹ thuật khác cũng đã trang bị đảm bảo cho việc thi hành, quản lý, sử dụng tại địa phương.

        VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO, THỐNG KÊ

         - Đối với việc báo cáo, luôn thực hiện tốt chế độ báo cáo 06 tháng, hằng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, cơ quan, người có thẩm quyền.

        - Thực hiện kịp thời chế độ thống kê, đầy đủ, chính xác về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tại địa phương quản lý để báo cáo cấp trên, người có thẩm quyền theo quy định.

 

Phần thứ hai

TÌNH HÌNH THỰC THI, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

        I. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH

       - Việc vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực tại địa phương trong thời gian qua nhìn chung cũng có xẩy ra các vụ vi phạm hành chính, nhưng không đáng kể; các vụ vi phạm hành chính nhỏ cũng có xẩy ra như: Về an ninh trật tự, say rượu chửi bới nhau, tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở người quá số lượng quy định, các vụ trộm cắp vặt trong nhân dân, thanh niên gây gỗ đánh nhau... và một số vụ vi phạm hành chính khác.

        - Việc nhận thức của một số trường hợp về pháp luật còn hạn chế, một số trường hợp lười nhác làm việc, các hộ gia đình hay gửi con cho nhau để đi học...

        II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

        1. Số vụ việc vi phạm và số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

        - Việc vi phạm hành chính tại địa phương trong những năm gần đây cũng đang còn xẩy ra, tuy nhiên số vụ vi phạm và số đối tượng vi phạm đã giảm rất nhiều so với những năm trước kia. Đặc biệt từ năm 2017 và 9 tháng năm 2018 tại địa phương không có vụ vi phạm hành chính nào.

       -  Việc thực hiện các biện pháp thay thế, xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên. Tại địa phương ban công an đã nhắc nhở 02 trường hợp chưa thành niên có biểu hiện vi phạm hành chính với hình thức là cho viết giấy cam đoan.

        2. Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

        - Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành: 0;

        - Số quyết định đã thi hành, chưa thi hành xong, nguyên nhân của tình trạng này: 0;

        - Tổng số quyết định bị cưỡng chế, nguyên nhân của tình trạng này: 0;

        - Số tiền phạt thu được: 0;

        - Số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu: 0;

        - Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện: 0;

        - Các hành vi vi phạm phổ biến.

       III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

       1. Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị các biện pháp xử lý hành chính

       Tại địa phương, việc vi phạm hành chính so với cùng kỳ năm trước có giảm rất nhiều. số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị các biện pháp xử lý hành chính là không có đối tượng nào.

      2. Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

       - So với cùng kỳ năm trước, số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không có trường hợp nào. Từ việc thực hiện rất tốt là có sự cô tuyên truyền và cho viết bản cam kết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc đã vi phạm nhỏ, góp ý phê bình trước các cuộc họp ở các làng và biểu dương những người tốt, việc tốt. Từ các biện pháp trên cũng đã làm hạn chế các hành vi phạm pháp luật xẩy ra tại địa phương.

      Tại địa phương số đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã: 0, số đối tượng bị tòa án nhân dân huyện ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là 01 đối tượng, số đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục và cơ sở cai nghiện bắt buộc là 0 đối tượng = 0%.

       - Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niện. Hiện nay tại địa phương không có trường hợp nào phải áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.

        3. Tình hình thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

        - Hiện nay tại địa phương số đối tượng đang phải chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của tòa án nhân dân huyện là 01 đối tượng.

       - Số lượng vụ việc bị khiếu nại, khởi kiện đối với việc lập hồ sơ đề nghị ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Tại địa phương không có vụ việc nào.

                                                          Phần thứ ba

       NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN

       THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH,

                         NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

      - Trong quá trình thực hiện luật xử phạt vi phạm hành chính thì hiện nay số tiền xử phạt được nâng lên so với thẩm quyền xử phạm vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Tuy nhiên mức phạt hành chính quy định như hiện nay, trong khi đó mức tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính cũng chỉ là 05 triệu. Vì vậy có một số trường hợp vi phạm thì UBND xã không thể tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm được.Ví dụ: Máy múc đất tại nơi pháp luật không cho phép thì UBND xã chỉ tạm giữ và báo cáo cấp trên sử lý.

        I. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC XUẤT PHÁT TỪ CÁC QUY CỦA PHÁP LUẬT

       1. Khó khăn, vướng mắc xuát phát từ các quy định của luật xử lý vi phạm hành chính.

       Nhìn chung các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quiy định rất cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, các biện pháp áp dụng. Tuy nhiên quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã đối với việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền. Cụ thể là 5.000.000đ; Nhưng phương tiện vi phạm hành chính lại có giá trị hàng trăm triệu đồng thì thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã lại không được tịch thu.

        2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

        Giữa Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật có điểm, khoản vẫn còn chồng chéo nhau hoặc là quy định không rõ ràng, cụ thể nên khi áp dung để thi hành cũng gây khó khăn cho người thực hiện.

II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN

HƯỚNG  DẪN THI HÀNH

        1. Về các điều kiện bảo đảm thi hành Luật

        a) Đối với cấp xã, phường, thị trấn nói chung, xã Phúc Thịnh nói riêng thì về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật tại địa phương cũng đang còn khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, kỹ thuật đang phải làm việc chung nhau phòng, phương tiện kỹ thuật chưa có nguồn để đầu tư nên dẫn đến khó khăn khi thực hiện công việc.

       b) Bộ máy chưa được đồng đều, một số cán bộ, công chức về trình độ, năng lực trong công tác cũng còn phần nào hạn chế, người chuyên môn về luật còn ít.

       2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ

       Trong thời gian qua, tại địa phương cán bộ, công chức và nhân dân đã được mở nhiều hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã.

        3. Việc phối hợp giữa ngành, các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính

        Đã phối hợp và thực hiện tốt việc xử lý vi phạm hành chính giữa các ngành, các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm hành chính tại địa phương khi phát hiện việc vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm hành chính.

         4. Về việc báo cáo, thống kê

         Luôn thực hiện tốt việc báo cáo, thông kê với cấp trên, người có thẩm quyền theo yêu cầu về báo cáo định kỳ, hoặc báo cáo đột xuất.

         5. Về công tác kiểm tra, thanh tra

         Đã phối kết hợp giữa các ban ngành, cơ quan, đơn vị để kiểm tra, thanh tra đối với các trường hợp, đối tượng có biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật để xử lý kịp thời khi phát hiện.

         6. Những khó khăn, vướng mắc khác

        III.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

        1. Nguyên nhân chủ quan

        Giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có những điều, khoản còn chồng chéo, việc nắm bắt, phát hiện các đối tượng để xử lý vi phạm hành chính là một khâu hết sức khó khăn, người để tham mưu để xử lý đối với các trường hợp vi phạm đang còn hạn chế về năng lực, trình độ.

        2. Nguyên nhân khách quan

      Các đối tượng vi phạm thường khó phát hiện để xử lý, việc xử lý còn có nhiều lúng túng trong khâu lập biên bản và các thủ tục cần thiết để làm cơ sở để xử lý.

        IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

        - Cần quy định thống nhất giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để tránh khỏi chồng chéo trong khi thực hiện;

        - Quy định cho UBND xã được tịch thu tang vật phương tiện vi phạm có giá trị 15 đến 20 triệu đồng.

        Trên đây là báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn xã Phúc Thịnh.

 

 

  

Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã Phúc Thịnh năm 2018

Đăng lúc: 14/09/2018 00:00:00 (GMT+7)

Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã Phúc Thịnh năm 2018

       Thực hiện kế hoạch 30 /KH-UBND  ngày 12 tháng 3 năm 2018 của UBND huyện Ngọc Lặc về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn huyện năm 2018

       Ủy ban nhân dân xã Phúc Thịnh báo cáo việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn xã như sau:

         I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT.

        Ủy ban nhân dân xã Phúc Thịnh đã ban hành kế hoạch số: 16/KH-UBND ngày 12/4/2013 của Ủy ban nhân dân xã Phúc Thịnh về triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính.

         II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

         Hiện nay Ủy ban nhân dân xã chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án...nào để trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính.

        III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN, HƯỚNG DẪN VỀ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

         - Ủy banh nhân dân xã đã lồng ghép vào hội nghị tập huấn về ký năng, cách thức và các bước hòa giải cho các tổ hòa giải ở cơ sở và hội nghị tập huấn về kỹ năng soạn thảo văn bản để tuyên truyền, triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính, triển khai kế hoạch của Ủy ban nhân dân về thực hiện  Luật xử lý vi phạm hành chính đến cán bộ, công chức, thủ trưởng các cơ quan trường, trạm và cán bộ chủ chốt các đơn vị làng trên địa bàn xã. Số lượng là 01 hội nghị.

         - Tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh của xã đến với toàn thể các đơn vị làng trên địa bàn xã.

         IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

         - Ủy ban nhân dân xã không có ban hành kế hoạch kiểm tra và chưa có cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành nào tại địa phương.

         - Không ban hành kế hoạch thanh tra và cuộc thanh tra nào.

         V. XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

        - Hiện nay cơ bản về tổ chức bộ máy, biên chế của cơ quan đã ổn định, công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã được kiện toàn, phân công rõ nhiệm vụ, công việc trên từng lĩnh vực để quản lý theo quy định.

        - Các điều kiện khác bảo đảm thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính tại địa phương. Cơ bản nhìn chung về các điều kiện cơ sở, vật chất, kỹ thuật khác cũng đã trang bị đảm bảo cho việc thi hành, quản lý, sử dụng tại địa phương.

        VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO, THỐNG KÊ

         - Đối với việc báo cáo, luôn thực hiện tốt chế độ báo cáo 06 tháng, hằng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, cơ quan, người có thẩm quyền.

        - Thực hiện kịp thời chế độ thống kê, đầy đủ, chính xác về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tại địa phương quản lý để báo cáo cấp trên, người có thẩm quyền theo quy định.

 

Phần thứ hai

TÌNH HÌNH THỰC THI, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

        I. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH

       - Việc vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực tại địa phương trong thời gian qua nhìn chung cũng có xẩy ra các vụ vi phạm hành chính, nhưng không đáng kể; các vụ vi phạm hành chính nhỏ cũng có xẩy ra như: Về an ninh trật tự, say rượu chửi bới nhau, tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở người quá số lượng quy định, các vụ trộm cắp vặt trong nhân dân, thanh niên gây gỗ đánh nhau... và một số vụ vi phạm hành chính khác.

        - Việc nhận thức của một số trường hợp về pháp luật còn hạn chế, một số trường hợp lười nhác làm việc, các hộ gia đình hay gửi con cho nhau để đi học...

        II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

        1. Số vụ việc vi phạm và số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

        - Việc vi phạm hành chính tại địa phương trong những năm gần đây cũng đang còn xẩy ra, tuy nhiên số vụ vi phạm và số đối tượng vi phạm đã giảm rất nhiều so với những năm trước kia. Đặc biệt từ năm 2017 và 9 tháng năm 2018 tại địa phương không có vụ vi phạm hành chính nào.

       -  Việc thực hiện các biện pháp thay thế, xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên. Tại địa phương ban công an đã nhắc nhở 02 trường hợp chưa thành niên có biểu hiện vi phạm hành chính với hình thức là cho viết giấy cam đoan.

        2. Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

        - Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành: 0;

        - Số quyết định đã thi hành, chưa thi hành xong, nguyên nhân của tình trạng này: 0;

        - Tổng số quyết định bị cưỡng chế, nguyên nhân của tình trạng này: 0;

        - Số tiền phạt thu được: 0;

        - Số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu: 0;

        - Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện: 0;

        - Các hành vi vi phạm phổ biến.

       III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

       1. Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị các biện pháp xử lý hành chính

       Tại địa phương, việc vi phạm hành chính so với cùng kỳ năm trước có giảm rất nhiều. số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị các biện pháp xử lý hành chính là không có đối tượng nào.

      2. Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

       - So với cùng kỳ năm trước, số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không có trường hợp nào. Từ việc thực hiện rất tốt là có sự cô tuyên truyền và cho viết bản cam kết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm hoặc đã vi phạm nhỏ, góp ý phê bình trước các cuộc họp ở các làng và biểu dương những người tốt, việc tốt. Từ các biện pháp trên cũng đã làm hạn chế các hành vi phạm pháp luật xẩy ra tại địa phương.

      Tại địa phương số đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã: 0, số đối tượng bị tòa án nhân dân huyện ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là 01 đối tượng, số đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục và cơ sở cai nghiện bắt buộc là 0 đối tượng = 0%.

       - Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niện. Hiện nay tại địa phương không có trường hợp nào phải áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.

        3. Tình hình thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

        - Hiện nay tại địa phương số đối tượng đang phải chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của tòa án nhân dân huyện là 01 đối tượng.

       - Số lượng vụ việc bị khiếu nại, khởi kiện đối với việc lập hồ sơ đề nghị ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Tại địa phương không có vụ việc nào.

                                                          Phần thứ ba

       NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN

       THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH,

                         NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

      - Trong quá trình thực hiện luật xử phạt vi phạm hành chính thì hiện nay số tiền xử phạt được nâng lên so với thẩm quyền xử phạm vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Tuy nhiên mức phạt hành chính quy định như hiện nay, trong khi đó mức tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính cũng chỉ là 05 triệu. Vì vậy có một số trường hợp vi phạm thì UBND xã không thể tạm giữ, tịch thu phương tiện vi phạm được.Ví dụ: Máy múc đất tại nơi pháp luật không cho phép thì UBND xã chỉ tạm giữ và báo cáo cấp trên sử lý.

        I. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC XUẤT PHÁT TỪ CÁC QUY CỦA PHÁP LUẬT

       1. Khó khăn, vướng mắc xuát phát từ các quy định của luật xử lý vi phạm hành chính.

       Nhìn chung các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quiy định rất cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, các biện pháp áp dụng. Tuy nhiên quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã đối với việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền. Cụ thể là 5.000.000đ; Nhưng phương tiện vi phạm hành chính lại có giá trị hàng trăm triệu đồng thì thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã lại không được tịch thu.

        2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

        Giữa Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật có điểm, khoản vẫn còn chồng chéo nhau hoặc là quy định không rõ ràng, cụ thể nên khi áp dung để thi hành cũng gây khó khăn cho người thực hiện.

II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN

HƯỚNG  DẪN THI HÀNH

        1. Về các điều kiện bảo đảm thi hành Luật

        a) Đối với cấp xã, phường, thị trấn nói chung, xã Phúc Thịnh nói riêng thì về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật tại địa phương cũng đang còn khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, kỹ thuật đang phải làm việc chung nhau phòng, phương tiện kỹ thuật chưa có nguồn để đầu tư nên dẫn đến khó khăn khi thực hiện công việc.

       b) Bộ máy chưa được đồng đều, một số cán bộ, công chức về trình độ, năng lực trong công tác cũng còn phần nào hạn chế, người chuyên môn về luật còn ít.

       2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ

       Trong thời gian qua, tại địa phương cán bộ, công chức và nhân dân đã được mở nhiều hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã.

        3. Việc phối hợp giữa ngành, các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính

        Đã phối hợp và thực hiện tốt việc xử lý vi phạm hành chính giữa các ngành, các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm hành chính tại địa phương khi phát hiện việc vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm hành chính.

         4. Về việc báo cáo, thống kê

         Luôn thực hiện tốt việc báo cáo, thông kê với cấp trên, người có thẩm quyền theo yêu cầu về báo cáo định kỳ, hoặc báo cáo đột xuất.

         5. Về công tác kiểm tra, thanh tra

         Đã phối kết hợp giữa các ban ngành, cơ quan, đơn vị để kiểm tra, thanh tra đối với các trường hợp, đối tượng có biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật để xử lý kịp thời khi phát hiện.

         6. Những khó khăn, vướng mắc khác

        III.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

        1. Nguyên nhân chủ quan

        Giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có những điều, khoản còn chồng chéo, việc nắm bắt, phát hiện các đối tượng để xử lý vi phạm hành chính là một khâu hết sức khó khăn, người để tham mưu để xử lý đối với các trường hợp vi phạm đang còn hạn chế về năng lực, trình độ.

        2. Nguyên nhân khách quan

      Các đối tượng vi phạm thường khó phát hiện để xử lý, việc xử lý còn có nhiều lúng túng trong khâu lập biên bản và các thủ tục cần thiết để làm cơ sở để xử lý.

        IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

        - Cần quy định thống nhất giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để tránh khỏi chồng chéo trong khi thực hiện;

        - Quy định cho UBND xã được tịch thu tang vật phương tiện vi phạm có giá trị 15 đến 20 triệu đồng.

        Trên đây là báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn xã Phúc Thịnh.

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

công khai TTHC