Công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã Phúc Thịnh năm 2025
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng;
- Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026;
- Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 5447/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0;
- Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa (phiên bản 1.0);
- Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025;
- Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 01/01/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 10
- Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025;
- Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước;
- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa;
- Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh đảm bảo an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh;
- Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 22/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý, khai 12 thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025;
- Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025;
- Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa;
- Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân 11 lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022- 2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Kế hoạch hành động số 90-KH/HU ngày 03/03/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Ngọc Lặc về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Thực hiện văn bản số 13678/UBND-CNTT ngày 17/09/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá Giao xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở hướng dẫn xây dựng;
- Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025 tại công văn số 2306/STTTT-CNTT ngày 25/9/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông.
- Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 03/11/2020 của UBND huyện Ngọc Lặc về việc chuyển đổi số trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Kế hoạch số 242/KH-UBND, ngày 18/10/2024 của Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc về chuyển đổi số năm 2025.
II. MỤC TIÊU
1.Mục tiêu tổng quát
Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của xã; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, tiến bộ; tăng cường củng cố quốc phòng –an ninh.
2. Mục tiêu cụ thể.
2.1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 100% các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn xã được kết nối liên thông giữa các cơ quan qua Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc để trao đổi văn bản điện tử (TDOfice).
- 100% lãnh dạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản hồ sơ mật theo quy định).
- Phấn đấu ít nhất có 90% số cuộc họp được thực hiện qua Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.
- Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu Quốc gia; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất.
2.2.
Phát triển kinh tế số, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế
-Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.
- 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, làng nghề, hộ kinh doanh được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số.
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.
2.3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến 100% số thôn,thôn.
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%.trở lên
- Tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng
công nghệ số trong các ngành, nghề,
lĩnhvực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.
III. NHIỆM VỤ
1. Nhận thức số
- Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về
tính cấp thiết của chuyển
đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các
cấp, các
ngành trên địa bàn xã.
-
Tổ chức các Hội nghị, tập huấn, các lớp đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về chuyển
đổi số cho CBCC viên chức, nguời lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, doanh
nghiệp trên địa bàn xã.
- Tuyên truyền, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trên hệ thống Đài truyền thanh xã; trên Trang thông tin điện tử của xã và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thử nghiệm công táctruyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân về sử dụng Internet, thư điện tử, giao dịch điện tử, mua bán trực tuyến, tham gia sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tincánhân,…
- Thường xuyên chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số trênđịa bàn,trên kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia trên zalo và trên trang Câu chuyện Chuyển đổi số trên các nhóm zalo của cơ quan, đơn vị và tổ công nghệ số cộng đồng.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản
- Tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh và của ngành về Chuyển đổi số.
- Xây dựng và ban hành quy định về việc phát triển hạ tầng thông tin cho chính quyền số, đảm bảo việc xây dựng, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin của chính quyền số tương thích với khung công nghệ và các nguyên tắc xây dựng chính quyền số.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch gắn với chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ, dịch vụ thông minh vào cuộc sống để nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập và làmviệc.
- Đẩy mạnh thực hiện hình thức thuê dịch vụ CNTT theo hướng dẫn tại Nghịđịnh 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Phát triển hạ tầng số
- Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao, ưu tiên phát triển tại các khu công nghiệp, các điểm du lịch, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện,…; phát triển hạtầng mạng 5G; phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình;…
- Thực hiện chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, Internet trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internett hế hệ mới (IPv6) theo lộ trình của tỉnh;
Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, mua sắp thay thế những thiết bị đã cũ, lạc hậu đáp ứng mặt bằng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước;
đảm bảo100% máy tính kết nối mạng LAN, mạng diện rộng và Internet.
4.
Dữ liệu số
- Phối hợp với các ngành cấp trên trong việc rà soát, cập nhật, bổ sung các dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu theo ngành, lĩnh vực.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu của tỉnh và của quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 của tỉnh.
- Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trongtiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệugiữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh(LGSP).
5. Triển khai ứng dụng Nền tảng số
- Tích cực, chủ động đấu mối, phối hợp với các cơ quan chủ quản nền tảng số đã UBND tỉnh định hướng tại công văn số 8908/UBND-CNTT ngày 21/6/2022 và Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức triển khai sử dụng.
- Triển khai nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ giám sát,cảnh báo; chỉ đạo, điều hành; phân tích và xử lý dữ liệu; quản lý chỉ số hiệu suất (KPIs); quản lý quy trình nghiệp vụ; báo cáo thống kê; mô phỏng và dự báo, giúp lãnh đạo các cấp có khả năng giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý một cách tổng thể với việc ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu hoặc trí tuệ nhân tạo; mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội.
6. Phát triển Nhân lực số
- Đảm bảo UBND xã có cán bộ chuyên trách CNTT trình độ đại học trở lên; các phòng, đơn vị, UBND các xã, xã có cán bộ trình độ CNTT tốt phục vụ hoạt động chuyển đổi số; an toàn,an ninh mạng.
- Đảm bảo cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng dotỉnh tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về triển khai các hoạt động chuyển đổi số;an toàn, an ninh mạng.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp cho cán bộ, công chức UBND các xã,xã tại nơi làm việc (theo hình thức "cầm tay chỉ việc") về kỹ năng số, khai thác các ứng dụng CNTT, đảm bảo tất cả các CB, CC cấp xã sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng góp phần ứng dụng CNTT phục vụ phát triển chính quyền sốđồngbộ.
7. An toàn thông tin mạng
- Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độphù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành.
- Đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ về trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật, nhân lực vận hành an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn xã.
- Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụthể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên ngành phát triển, tuân thủ theo quy trìnhKhung phát triển phần mềm an toàn; hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra ,đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số14/CT-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức,người lao động và người dân trên địa bàn xã.
8. Chính phủ số
- Bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật dùng chung cấp tỉnh tại các hệthống thông tin các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -xã hội các cấp trên địa bàn xã.
- Khai thác triệt để hiệu quả từ hệ thống phòng họp không giấy tờ và phòng họp trực tuyến trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội các cấp trên địa bàn xã.
- Tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ thông minh, tiện ích phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của xã.
- Tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhànước,cáctổ chứcchínhtrị-xãhội và cácdoanhnghiệp...;
- Số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.
- Tăng cường đầu tư tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các cơ quan, đơn vị theolộ trình; chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số; ứng dụng công nghệ điện toánđám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước antoàn,linhhoạt,ổnđịnhvàhiệuquả.
9. Phát triển Kinh tế số
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất nông nghiệp… cung cấp sản phẩm, dịch vụ trêncác nền tảng số, các sàn thương mại điện tử (Postmart.vn, VoSo.vn), giới thiệu,quảng bá sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên môi trường số.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ phát triển thương mại điện tử.
- Thực hiện truyền thông về mô hình chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp để làm bài học kinh nghiệm, lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp.
10. Phát triển xã hội số
- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người dân tham gia các hoạtđộng trên môi trương số một cách sâu rộng, như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến,thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trực tuyến, phản ánh, tương tác với chính quyền, kiến thức về an toàn thông tin …; yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước tiên phong, gương mẫu thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đẩy mạnh số hoá hồ sơ, văn bản, tài liệu, hình thành các kho dữ liệu điện tử; từng bước cung cấp dữ liệu mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân tiếp cận, khai thác thông tin.
- Tập trung phổ cập các kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã thông qua hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp.
- Người đứng đầu các đơn vị tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành trên địa bàn xã. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.
- Tổ chức các Hội nghị, các lớp đào tạo, tập huấn giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho lãnh đạo, CBCC UBND; cán bộ các tổ chức đoàn thể.
- Tổ chức các hội nghị về chuyển đổi số cho cho các tổ chức, doanh nghiệp, trước hết là những người đứng đầu biết cách thức để thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị.
- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền trên các Trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh của xã, các thôn về tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số.
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền (quyển, tờ rơi, video clip) về Chuyển đổi số, Chính phủ số, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước.
- Tập trung truyên truyền và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10” đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về chuyển đổi số
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đào tạo, tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ phụ trách Công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn xã về xây dựng và triển khai Chính quyền số; công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực chuyển đổi số; tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số.
- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũcán bộ về công tác chuyển đổi số, các kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, công tác đảm bảo an toàn thông tin.
- Cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các ứng dụng số trong giao tiếp với các cơ quan hành chính Nhà nước; nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích, hiệu quả đem lại của Chính quyền số.
3. Giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin
- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tại UBND; chỉ đạo các cơ quan quan tâm, mua sắm cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền; nâng cấp hệ thống tường lửa cho máy chủ, hệ thống mạng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra có thể cài các phần mềm diệt virus miễn phí khác có khả năng đảm bảo an toàn cao.
- Tăng cường Quản lý và sử dụng hộp thư công vụ, mail công vụ thay thế các thư thông thường khác.
- Tiếp tục phối hợp với Tổ ứng cứu sự cố của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thanh Hóa để khắc phục kịp thời sự cố về mất an toàn thông tin trên địa bàn xã.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn hóa – xã hội
- Tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn xã đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Khảo sát, đánh giá hệ thống đài truyền thanh xã tham mưu cho UBND xã xây dựng lộ trình chuyển đổi đài truyền thanh công nghệ FM sang đài truyền thanh ứng dụng CNTT-Viễn thông chuyển đổi sang đài truyền thanh thông minh.
2. Văn phòng – Thống kê
- Chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện các chỉ tiêu liên quan đến các lĩnh vực; tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, báo cáo UBND xã, chủ tịch UBND xã và Phòng văn hóa thông tin huyện theo quy định.
- Tổ Chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số đến cán bộ, công chức và các tổ chức, công dân; ý nghĩa,tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các đơn vị.
- Chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch. Tham mưu cho UBND xã các biện pháp số hóa các hồ sơ thủ tục hành chính, nâng cao việc tiếp nhận, giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, mứcđộ 4, tại bộ phận một cửa theo mục tiêu của kế hoạch. Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống mạng nội bộ UBND xã, phòng họp trực tuyến;
3.Tài chính – Kế toán
Chủ trì xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí ứng dụng CNTT trên địa bàn xã theo kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đài truyền thanh
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên tuyên truyền, phổ biếncác nội dung về chuyển đổi số đến toàn thể tầng lớp Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn xã.
Duy trì thực hiện tuyên truyền trên Đài truyền thanh, Trang thông tin điện tử xã, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan, lưu động,…Thực hiện việc đăng tải các tin, bài, nội dung về chuyển đổi số của xã trên Trang thông tin điện tử tại chuyên mục “Chuyển đối số”hằng tuần, hằng tháng.
6. Công An xã
Phối hợp với các ngành chủ quản và các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục vụ các nhóm tiện ích; giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.
7. Các thôn trên địa bàn xã
- Chịu trách nhiệm người đứng đầu trước UBND xã, Chủ tịch UBND xã về kết quả chuyển đổi số trên địa bàn mình tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
8. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã
:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, thành viên của tổ chức mình, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong triển khai thực hiện; xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơnvị.
VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Danh mục nhiệm vụ, dự án để triển khai Kế hoạch dựa trên các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó với mỗi nhiệm vụ, dự án cần nêu rõ đơn vị chủ trì; nhiệm vụ, dự án mới hay chuyển tiếp, mục tiêu, quy mô, nội dung, thời gian triển khai, dự kiến mức kinh phí và nguồn vốn (có công văn ban hành sau).
Trên cơ sở nhiệm vụ tại kế hoạch này đề nghị công chức chuyên môn, các nhà trường, Trạm y tế, các thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức tổ chức thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch